Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay thì ngày càng xuất hiện rất nhiều công ty, doanh nghiệp với các hình kinh doanh đa dạng, cạnh tranh dưới mọi hình thức.
Chính vì vậy để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế này thì cần phải có chiến lược đúng đắn trong phương pháp kinh doanh. Và hoạt động phân tích kinh tế là một trong những công cụ hữu hiệu giúp doanh đứng vững trong cuộc chạy đua của thị trường kinh tế. Phân tích kinh tế là chức năng của quản lý trong việc hình thành những giải pháp có căn cứ và hiệu quả nhằm hoàn thiện hoạt động của các cấp quản lý khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Bạn đang xem: Các phương pháp phân tích kinh tế
Khả năng áp dụng các phương pháp phân tích kinh tế được thể hiện thông qua việc điều tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng trên cơ sở áp dụng các phương pháp kinh tế. Mỗi phương pháp phân tích kinh tế đều có c. Cách thức thể hiện và nội dung đặc trưng. Chính vì vậy việc lựa chọn và áp dụng được các phương pháp phù hợp với mỗi loại hình kinh doanh tương ứng là điều cốt lõi của mỗi doanh nghiệp.
Trong sự đa dạng của các phương pháp phân tích kinh tế trên thị trường hiện nay thì có thể thấy được phân thành các nhóm cơ bản như sau:
A. Nhóm các phương pháp chi tiết
1. Phương pháp chi tiết theo thời gian
Phương pháp này nhằm đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu qua các giai đoạn thời gian, giúp cho chủ đầu tư nhận thức về tính chắc chắn ổn định trong thực hiện chỉ tiêu cũng như vai trò trong mỗi giai đoạn. Việc phân tích chi tiết để thấy được thực trạng tiềm năng trong mỗi giai đoạn cụ thể trong đó đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân và sự tác động có tính quy luật khách quan ở mỗi giai đoạn. Từ đó đưa ra được những cách áp dụng phương pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn để phát huy tiềm năng, phù hợp và thích nghi hơn với các quy luật khách quan, tập trung mọi nguồn lực cho giai đoạn có tính chất mùa vụ, đồng thời tận dụng các giai đoạn sản xuất kinh doanh ít căng thẳng để củng cố nâng cao nguồn lực và các điều kiện sản xuất.
2. Phương pháp chi tiết theo không gian
Xem thêm : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH
Hình thức biểu hiện của phương pháp này được thể hiện dưới dạng phân tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó của toàn bộ doanh nghiệp, trước hết người ta chia nhỏ chỉ tiêu ấy thành các bộ phận nhỏ hơn về mặt không gian. Sau đó việc phân tích chi tiết sẽ được tiến hành trên các bộ phận nhỏ hơn về mặt không gian ấy.
Có thể thấy rằng trên thị trường hiện nay có nhiều chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp được hình thành là do có sự tích lũy về lượng về chỉ tiêu qua các bộ phận không gian nhỏ hơn trong doanh nghiệp. Do vậy cần chi tiết phân tích theo không gian để nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về chỉ tiêu về doanh nghiệp.
3. Phương pháp chi tiết theo các nhân tố cấu thành
Đây là phương pháp để phân tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó của doanh nghiệp, trước hết người ta biểu hiện chỉ tiêu ấy bằng một phương trình kinh tế có mối quan hệ phức tạp của nhiều nhân tố khác hẳn nhau, sau đó việc phân tích chi tiết sẽ được tiến hành trên các nhân tố khác nhau ấy.
B. Nhóm các phương pháp so sánh
Các phương pháp so sánh dùng trong phân tích nhằm phản ánh biến động của chỉ tiêu phân tích và của các thành phần, bộ phận nhân tố cấu thành.
1. Phương pháp so sánh tuyệt đối
Trong phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh được gọi là chênh lệch, nó phản ánh xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu và nhân tố.
2. Phương pháp so sánh tương đối
Xem thêm : Phương pháp xử lý sắt trong nước
So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động, phản ánh kết cấu hiện tượng và xác định xu hướng độ biến động tương đối của các thành phần bộ phận.
C. Các thành phần, bộ phận, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
1. Phương pháp cân đối
Phương pháp này dùng để tính toán, xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần, bộ phận đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có mối quan hệ tổng số (tổng đại số). Trong quan hệ tổng số (tổng đại số), mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của một thành phần, bộ phận nào đó đến chỉ tiêu phân tích được xác định về mặt giá trị bằng chính chênh lệch tuyệt đối của thành phần, bộ phận ấy.
2. Phương pháp thay thế liên hoàn
Nếu như phương pháp cân đối quan tâm tới mối quan hệ tổng số thì phương pháp thay thế liên hoàn hình thành để phục vụ cho việc tính toán, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có mối quan hệ phức tạp (quan hệ tích số; thương số hoặc tích số thương số kết hợp với tổng số hiệu số)
3. Phương pháp số chênh lệch
Điều kiện vận dụng phương pháp này tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đó.
Phương pháp phân tích kinh tế vô cùng đa dạng để doanh nghiệp có thể phát triển theo nhiều hướng, thế nhưng không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể tồn tại được trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Do đó, việc lựa chọn được phương pháp phân tích kinh tế phù hợp, thích ứng với hoạt động kinh doanh, đó là bước thành công khởi đầu của doanh nghiệp.
Nguồn: https://ppe.edu.vn
Danh mục: Tips