TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép Bài 2: Muôn kiểu xây dựng công khai Bài 3: Những “chiêu thức” cải tạo, sửa chữa công trình Bài 4: Tránh báo chí hay né sự thật? Bài 5: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng Cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý
- Cách xem phim kỳ nghỉ và chương trình truyền hình đặc biệt trong mùa lễ 2023 này
- Cách xem phim kỳ nghỉ và chương trình truyền hình đặc biệt trong mùa lễ 2023 này
- Cách xem phim kỳ nghỉ và chương trình truyền hình đặc biệt trong mùa lễ 2023 này
- Giá xăng có thể đạt mức Lễ Tạ ơn thấp nhất trong nhiều năm
- Pha xử lý ‘thả hông’ gây tranh cãi của NFL là gì?
Liên quan đến thực trạng “loạn” nhà không phép, sai phép ở TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có loạt bài phản ánh, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị TP Hồ Chí Minh) cùng nhiều người dân đã có những ý kiến chia sẻ, đóng góp liên quan:
Bạn đang xem: Vụ TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép: Chuyên gia và người dân chỉ ra nhiều bất cập
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị TP Hồ Chí Minh):
Cần phải thắt chặt vai trò kiểm soát từ địa phương
Cần phải nói rõ thực trạng quy hoạch treo, nhà không phép, sai phép này là câu chuyện lịch sử từ lâu của thành phố. Từ thời mà người ta làm các khu nhà tạm, không có bất cứ hệ thống nào về hạ tầng đường xá, cấp nước; Đường dây điện ban đầu đều không có. Thực tế này bắt nguồn từ nhu cầu ở thực của người dân.
Lúc đó, người dân nhập cư tìm đến TP Hồ Chí Minh làm việc, cần chỗ ở nên cứ có đất trống là xây dựng. Người bán nhà, người mua nhà, mua đất để xây chủ yếu là bằng giấy viết tay. Nhà xây không phép thì địa phương đến kiểm tra nhưng cho nộp phạt và được tồn tại.
Thực tế đó kéo dài trở thành nếp, cộng thêm các loại thủ tục liên quan đến nhà đất phức tạp, nhiêu khê, nên người dân không đợi giấy phép mà tìm cách để xây dựng. Do vậy, thực trạng nhà không phép cứ tồn tại kéo dài.
Có một thực tế là số tiền phạt nó không đáng bao nhiêu so với giá trị của cái nhà. Theo quan điểm của tôi, việc đóng phạt cho tồn tại đó chỉ là cái lợi trước mắt nhưng về lâu dài nếu có quá nhiều khu nhà ở tạm sẽ phá vỡ quy hoạch chung của khu vực.
Với thực trạng nhà xây không phép, sai phép ở TP Thủ Đức hiện nay, giải pháp trước mắt là phải bắt đầu từ địa phương. Vấn đề siết chặt kỷ cương trong xây dựng và trách nhiệm quản lý địa bàn của chính quyền phường cùng quận phải chịu trách nhiệm về thực trạng đó. Đi tìm một giải pháp mới theo tôi khó.
Việc cưỡng chế tháo dỡ với những công trình sai phép, không phép thật ra có nơi không cần thiết và gây lãng phí xã hội lớn. Những chỗ nào phù hợp thì nên có chính sách đơn giản hóa thủ tục, hướng dẫn người dân thực hiện xin cấp phép; Những vị trí đã có quy hoạch, không thể cho tồn tại do phá vỡ quy hoạch thì mới phải cưỡng chế.
Xem thêm : Cách xem phim kỳ nghỉ và chương trình truyền hình đặc biệt trong mùa lễ 2023 này
Tôi cũng không ủng hộ quan điểm cứ để xây xong rồi đóng phạt cho tồn tại. Trước đây, chúng ta đã lỏng lẻo mới để xảy ra thực trạng đó, còn bây giờ luật đã có thì không thể để sai rồi lại tìm cách hợp thức hóa cái sai.
Phải quy trách nhiệm về cho địa phương là quan trọng nhất. Cấp cơ sở phải nghiêm minh thì mới có thể sửa cái thói quen đã tồn tại khá lâu. Nếu để xảy ra thêm nữa thì cái đó là lỗi của địa phương…
Anh Cao Thiên Hữu (phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức):
Nên tạo điều kiện phù hợp để người dân an cư khi có đất nằm trong quy hoạch kéo dài nhiều năm
Trường hợp nhà, đất của tôi nằm trong quy hoạch đường giao thông và đất công viên cây xanh trên địa bàn phường Tăng Nhơn Phú B, thuộc dự án đường Vành đai 2 nhưng việc triển khai quá lâu, nhà thì xuống cấp không thể ở được, còn giấy tờ pháp lý để làm ra sổ thì không thể. Dự án chậm triển khai, cũng không có phương án đền bù để tôi có thể lấy kinh phí đi tái lập một vị trí ở mới, trong khi nhà cửa thì như vậy.
Còn về trường hợp tôi phải xây nhà không phép là vì nhà cửa như vậy rồi làm sao có thể ở được, trong khi đó con cái còn phải ăn ở, học hành. Quy hoạch treo thì lại quá lâu. Tôi có liên hệ nhiều công ty về dịch vụ để làm giấy tờ thì người ta kêu đất này là quy hoạch treo, mình không thể làm sổ được.
Bây giờ, tôi mong sao Nhà nước tạo điều kiện cho chúng tôi được sửa chữa, cải tạo lại hiện trạng nhà cũ trong khi đang chờ quy hoạch và phương án đền bù để triển khai đường Vành đai 2.
Tôi cũng đã liên hệ với rất nhiều công ty về dịch vụ nhà, đất, thật sự cái khó luôn là thành phần hồ sơ, vì nó quá rườm rà. Công ty trả lời là có thể được hoặc không nhưng với chi phí thực hiện cho một bộ hồ sơ rất cao. Hiện nay, với kinh tế hạn hẹp tôi không thể làm được hồ sơ liên quan tới đất đai của mình…
Một người dân chỉ phần đất của gia đình nằm trong quy hoạch “treo”, ảnh hưởng đến đời sống và quyền lợi của gia đình
Anh Nguyễn Hùng (phường Linh Xuân, TP Thủ Đức):
Thủ tục xin phép sửa chữa, cải tạo công trình có quá “cứng”?
Về thủ tục cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình thì liên hệ trực tiếp với Địa chính phường. Sau khi liên hệ gặp cán bộ địa chính phường, thủ tục đầu tiên của tôi đó là chụp hình hiện trạng nhà cũ, xác định vị trí gửi phường. Nếu 2 – 3 ngày sau, phường xác nhận các thủ tục rồi thì mình tiến hành sửa chữa, cải tạo.
Như hiện trạng nhà tôi có quy mô cấp 4, các vách tường xung quanh đã hư hỏng, lún nứt, xuống cấp. Tôi có nhu cầu muốn xây dựng lại các vách tường trên nhưng khi Địa chính phường xác minh lại không giải quyết mà cứ trả lời là phải làm theo quy định chỉ cải tạo, gia cố không được đập ra xây lại. Thiết nghĩ việc các bức tường trên không còn cách nào cải tạo được nữa thì tôi mới xây dựng mới, không lấn chiếm diện tích, cũng như không tăng thêm diện tích sử dụng, vậy mà cũng không được giải quyết.
Để hạn chế người dân làm sai, theo tôi, khi cử các cán bộ xuống xác minh, xem xét hiện trạng thực tế và đánh giá chất lượng công trình cần đứng ở nhiều góc độ khác nhau chứ đừng cứng nhắc quá mà ảnh hưởng tới nhu cầu cấp thiết của người dân.
Anh Trịnh Tấn Bình (phường Long Trường, TP Thủ Đức):
Thủ tục, hồ sơ nhà, đất hiện nay phức tạp, quá nhiều thủ tục “con”
Vấn đề tách thửa hiện nay đang gây nhiều bức xúc cho người dân, cụ thể là gia đình tôi. Gia đình có một khu đất, muốn chia cho các thành viên ra ở riêng nhưng khi tiến hành thủ tục tách giấy chứng nhận thì gặp quá nhiều các yêu cầu từ cơ quan chức năng.
Đầu tiên là yêu cầu phải cam kết bỏ phần đất thuộc quy hoạch lộ giới, trong khi trước đây tôi đã đóng tiền chuyển mục đích sử dụng sang đất ở cho phần đất thuộc lộ giới đó, đã được công nhận trên giấy chứng nhận. Theo quy định, nếu giải phóng mặt bằng mở rộng đường thì phải xem xét đền bù cho tôi phần đất ở thuộc lộ giới đó. Bây giờ nếu muốn tách giấy chứng nhận thì tôi phải cam kết bỏ phần đất đó ra đường, coi như vừa mất đất, vừa mất tiền chuyển mục đích, thiệt hại cho người dân quá lớn.
Chưa hết, tôi cũng rất nhiều lần đến liên hệ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Thủ Đức, đề nghị hướng dẫn thủ tục tách thửa nhưng được hướng dẫn gặp công ty có chức năng đo vẽ. Đến khi đo vẽ xong thì chi nhánh lại trả lời không đủ điều kiện để tách thửa. Nếu ngay từ đầu được hướng dẫn và cho biết không đủ điều kiện thì người dân đâu phải mất chi phí đo vẽ, mà lý do không đủ điều kiện tách là do tôi chưa bỏ đất làm đường.
Nếu thủ tục cứ nhiêu khê như vậy thì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng xây lụi, xây tạm, xây không phép. Muốn hạn chế tình trạng xây không phép, sai phép, thì trước tiên các quy định cần phải phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
Một công trình ngay góc đường có phần lớn diện tích đất nằm trong quy hoạch đất giao thông
Ông Phạm Thanh Việt (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức):
Nhu cầu chính đáng của người dân cần được xem xét và tạo điều kiện để đảm bảo quyền sử dụng đất
Tôi cảm nhận được nhiều chính sách trong quản lý đô thị, xây dựng hiện nay không có đảm bảo nhu cầu, lợi ích chính đáng cho người dân. Thực tế, quy hoạch lộ giới và đường giao thông, công viên, giáo dục… quá nhiều nhưng triển khai không bao nhiêu. Khu nào bị áp quy hoạch là y như rằng đời sống người dân bị xáo trộn, ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khu nhà tôi nằm trong quy hoạch đường giao thông gần 15 năm nay. Theo thời gian, ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng, tole hư hỏng, xà gồ mục nát… Tôi muốn sửa chữa, cải tạo đổ sàn mái bê tông để đảm bảo an toàn, ổn định nơi ở nhưng khi liên hệ với các cơ quan để xin cấp phép xây dựng thì không được. Lý do vì vị trí nhà đất nằm trong quy hoạch lộ giới, không thuộc diện được cấp phép xây dựng. Sau đó, cán bộ hướng dẫn chúng tôi về phường để xin sửa chữa, cải tạo. Nộp hồ sơ xin ở phường, cán bộ địa chính đi kiểm tra về, sau đó trả lời thẩm quyền giải quyết chỉ được thay tole, nâng nền, cải tạo những vết nứt, không cho xây mới…
Nhà nước có chính sách phù hợp thì sẽ hạn chế được những cái sai. Theo tôi, Nhà nước và các cấp chính quyền cần có chính sách, tạo điều kiện cho những hộ có nhà đất nằm trong khu vực quy hoạch kéo dài, không xác định được thời gian thực hiện… thì được sửa chữa, cải tạo theo nhu cầu thực tế để người dân ổn định cuộc sống, đảm bảo quyền sử dụng đất…
Nguồn: https://ppe.edu.vn
Danh mục: Chuyện Lạ