1.7 Thực hành thiền định
Thiền định là thực hành giúp bạn tập trung vào thời điểm hiện tại tốt hơn. Khi thiền, bạn bắt đầu cảm nhận cơ thể, hơi thở của mình tốt hơn; học được cách để suy nghĩ tiêu cực do trầm cảm trôi qua mà không chấp dính, đồng nhất với nó.
Thiền còn là cách chữa bệnh trầm cảm tối ưu; vì khi thiền một số vùng não (như hạch hạnh nhân và vỏ não trước trán trung gian) có sự thay đổi. Khiến người thực hành thiền đúng nguyên tắc giảm thiểu các triệu chứng của trầm cảm.
Bạn đang xem: 7 cách chữa bệnh trầm cảm giúp bạn đi qua thăng trầm
Bạn cần lưu ý chọn người thầy hướng dẫn thiền đáng tin cậy. Thiền là để giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong đời sống tinh thần của mình; nếu thiền không giúp bạn đạt được mục tiêu này thì hãy đi tìm một người thầy khác hoặc cách khác để chăm sóc tinh thần của mình.

2. Một số lưu ý khi áp dụng cách chữa bệnh trầm cảm
Bạn khó có khả năng tự điều trị bệnh trầm cảm. Do đó, việc có can thiệp của bác sĩ và các chuyên gia tâm lý là rất quan trọng. Ngoài cách chữa bệnh trầm cảm theo phác đồ; bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
• Bám sát kế hoạch điều trị: Bạn đừng bỏ qua các buổi trị liệu tâm lý hoặc các cuộc hẹn với bác sĩ. Ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn cũng đừng tự ý ngưng. Nếu bạn dừng lại, các triệu chứng trầm cảm có thể quay trở lại.
Xem thêm : Các phương pháp tính giá xuất kho chi tiết theo Thông tư 200
• Tìm hiểu về trầm cảm: Những kiến thức về bệnh trầm cảm sẽ thúc đẩy bạn bám sát kế hoạch điều trị. Bạn cũng nên khuyến khích gia đình bạn tìm hiểu về trầm cảm để giúp họ cảm thông và hỗ trợ bạn nhiều hơn.
• Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo: Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hiểu nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra triệu chứng trầm cảm của bạn.
Hãy ghi chú lại những cách đối phó nếu triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi trong các triệu chứng hoặc cảm giác của bạn. Đồng thời, bạn cũng nên nhờ người thân hoặc bạn bè giúp theo dõi các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự sát.
• Tránh các chất kích thích: Các chất kích thích có vẻ như giúp người bệnh làm giảm các triệu chứng trầm cảm; nhưng về lâu dài thì chúng thường khiến các triệu chứng xấu đi và khiến trầm cảm khó điều trị hơn. Bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý nếu bạn cần giúp đỡ trong cuộc hành trình cai nghiện thuốc lá, rượu bia, ma túy, v.v.

3. Sử dụng thuốc chữa bệnh trầm cảm đúng cách
Bạn có thể cần phải thử một vài loại thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc trước khi bạn tìm thấy một loại thuốc có tác dụng. Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn, vì một số loại thuốc cần 4-6 tuần hoặc lâu hơn để có tác dụng thực sự trong chữa bệnh trầm cảm.
Xem thêm : Kỹ thuật DSA – Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý thần kinh, mạch máu
• Tránh rủi ro khi bạn ngưng thuốc: Bạn không nên ngưng dùng thuốc chống trầm cảm hay bỏ qua vài liều mà không trao đổi với bác sĩ trước. Điều này có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và khiến chứng trầm cảm có thể tệ hơn.
• Thuốc chống trầm cảm và thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú; một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng rủi ro sức khỏe cho bé. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn uống thuốc trầm cảm khi mang thai hoặc bạn đang có kế hoạch mang thai.
• Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự sát: Hầu hết các thuốc chống trầm cảm thường an toàn, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) yêu cầu tất cả các thuốc chống trầm cảm phải được khuyến cáo một cách nghiêm ngặt cho bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên dưới 25 tuổi có thể tăng khả năng suy nghĩ hoặc hành vi tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là trong vài tuần đầu sau khi bắt đầu dùng hoặc thay đổi liều.
Bất cứ ai đang dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ để kịp thời phát hiện dấu hiệu nghiêm trọng hoặc hành vi bất thường. Đặc biệt là khi người bệnh bắt đầu một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng. Nếu bạn hoặc người bệnh có ý nghĩ tự sát khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Tóm lại về cách chữa bệnh trầm cảm
Cuộc sống luôn có những nốt nhạc thăng trầm sẽ mang đến nhiều thử thách khó khăn khiến bạn cảm thấy buồn chán và mệt mỏi muốn buông xuôi. Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm thường không nhận ra mình đang gặp vấn đề sức khỏe tâm lý cho đến khi tình trạng ngày càng trở nặng. Vì thế, bạn nên lưu ý từng dấu hiệu nhỏ nhất của bệnh trầm cảm để tìm cách chữa trị trước khi chuyển biến nặng hơn nhé!
Nguồn: https://ppe.edu.vn
Danh mục: Tips